Có thể xếp vào hàng “thâm sơn cùng cốc” ở Hà Nội - đó là cảm nhận của chúng tôi khi về Yên Trung (huyện Thạch Thất) - một xã phía tây thủ đô, nơi hơn 4 năm về trước còn là một xã nghèo điển hình của tỉnh Hòa Bình và hiện vẫn đang hưởng chính sách từ Chương trình 135 của Nhà nước.
Đặc biệt, nơi đây còn được biết đến là địa phương “3 nhất”: Vùng sâu, vùng xa và nghèo nhất; xã ngoại thành có tỉ lệ sinh con thứ 3 thấp nhất và là nơi có tỉ lệ đồng bào dân tộc cao nhất thủ đô.
Bài 1: Dẫn đầu về nghèo!
Vượt qua chặng đường 50km trong cái giá lạnh buốt nhói giữa những ngày đông, chúng tôi hồi hộp để mong sớm được lý giải câu hỏi tại sao một xã giàu tài nguyên thiên nhiên, lại hưởng nhiều ưu đãi về chính sách của Nhà nước, được thành phố quan tâm song vẫn là nơi nghèo nhất thủ đô?
Cái nghèo vẫn bám đuổi
Đến Yên Trung, thấp thoáng bên đường là những căn nhà sàn, nhà cấp bốn nhỏ thó nằm ẩn mình bên những đồi cây khiến vùng thung lũng như trải rộng ra. Đi gần 5km tiến sâu vào làng, chúng tôi mới tìm thấy một quán nước ven đường. Bà chủ quán chỉ cho nhà ông Hoàng Phương - Chủ tịch UBND xã - nằm gần kề. Bước vào ngôi nhà cấp 4, mọi thứ đều tềnh toàng như chính cuộc sống nơi đây. Đang là ngày nghỉ, nên ông chủ tịch tranh thủ “thư dãn” trên chiếc võng giữa gian nhà. Không tiện đánh thức ông chủ tịch, chúng tôi tìm vào làng trước. Quang cảnh vắng lặng và cũng không kém phần đìu hiu bởi vắng bóng người. Trong các khu vườn hầu hết là cỏ dại, lác đác vài cây rau để phục vụ cuộc sống tự cung tự cấp, cái nghĩ vui vui trong chúng tôi về cuộc sống khấm khá của người dân trong tôi mau chóng biến mất. Tìm đến thôn Hội, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông trưởng thôn, nghe nói nhà báo về làng thì ông mừng lắm, kể mãi không hết chuyện, nhưng qua đó vẫn thấy cảnh nghèo khó bao trùm lên cuộc sống nơi đây.
Rời thôn Hội, chúng tôi tìm đến thôn Hương - nơi xa nhất thủ đô. Thật không dễ dàng kiếm được chốn dừng chân kiếm miếng bỏ bụng giữa chốn thâm u, tĩnh mịch. May mắn, khi vòng sang địa phận tỉnh Hòa Bình thì gặp một quán ăn bình dân lèo tèo khách cũng như đồ ăn.
Nhờ bóng thủ đô
Tìm trở lại Yên Trung, chúng tôi gặp ông Đinh Công Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trung - người chúng tôi tìm đến ban sáng, những không gặp vì ông bận lên rẫy phát cây. Dù là ngày nghỉ, nhưng trông ông vẫn tất bật. Vừa tiếp chuyện chúng tôi, tay ông vẫn liến thoắng với chiếc rổ đan dở, hỏi, thì ông bảo: “Vẫn còn khó, nên phải tăng gia thôi chú ạ. Với lại tớ phải tranh thủ để lát còn lên huyện họp”.
Khi hỏi đến tình hình xã sau hơn 4 năm sáp nhập về thủ đô, ông Tuân cho biết, nhờ được “bóng” Hà Nội mà cuộc sống của nhân dân ở xã đã bớt khó khăn, Chương trình 135 được triển khai rộng rãi, đến nay đường giao thông đã được mở rộng, đi lại thuận tiện. Đặc biệt, 100% dân trong xã đã có điện dùng, đã xóa được 100% nhà tranh vách nứa, dù rằng tính ổn định chưa cao. Tuy vậy, cũng theo ông Tuân, hiện xã vẫn còn 100 hộ nghèo, chiếm 13,3%, xã cũng chỉ mới thoát được hộ đói mấy năm mà thôi.
Dù không hỏi, nhưng chúng tôi cũng dễ đoán được phần nào nguyên nhân của sự nghèo đang tồn tại như là một biểu tượng khi nói về Yên Trung. Đó là việc người dân vẫn đi làm rẫy, thậm chí là vẫn giữ thói du canh du cư và không có nghề phụ. Tại xã chỉ có một doanh nghiệp đầu tư vào khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao, nhưng không tạo được nhiều công ăn việc làm cho dân bản địa. Rồi ông Tuân kể cho chúng tôi nghe chuyện trẻ làng băng qua những cánh rừng đi học khó khăn như thế nào, ngày tết nơi đây thiếu thốn, đạm bạc ra sao... Tất cả đều tựu lại trong hai từ: Khốn khó. Rời nhà ông phó chủ tịch mà lòng chúng tôi nặng trĩu những suy tư...
Cái nghèo vẫn bám đuổi
Đến Yên Trung, thấp thoáng bên đường là những căn nhà sàn, nhà cấp bốn nhỏ thó nằm ẩn mình bên những đồi cây khiến vùng thung lũng như trải rộng ra. Đi gần 5km tiến sâu vào làng, chúng tôi mới tìm thấy một quán nước ven đường. Bà chủ quán chỉ cho nhà ông Hoàng Phương - Chủ tịch UBND xã - nằm gần kề. Bước vào ngôi nhà cấp 4, mọi thứ đều tềnh toàng như chính cuộc sống nơi đây. Đang là ngày nghỉ, nên ông chủ tịch tranh thủ “thư dãn” trên chiếc võng giữa gian nhà. Không tiện đánh thức ông chủ tịch, chúng tôi tìm vào làng trước. Quang cảnh vắng lặng và cũng không kém phần đìu hiu bởi vắng bóng người. Trong các khu vườn hầu hết là cỏ dại, lác đác vài cây rau để phục vụ cuộc sống tự cung tự cấp, cái nghĩ vui vui trong chúng tôi về cuộc sống khấm khá của người dân trong tôi mau chóng biến mất. Tìm đến thôn Hội, chúng tôi nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của ông trưởng thôn, nghe nói nhà báo về làng thì ông mừng lắm, kể mãi không hết chuyện, nhưng qua đó vẫn thấy cảnh nghèo khó bao trùm lên cuộc sống nơi đây.
Những khuôn mặt thơ ngây còn ngập trong cái nghèo. |
Rời thôn Hội, chúng tôi tìm đến thôn Hương - nơi xa nhất thủ đô. Thật không dễ dàng kiếm được chốn dừng chân kiếm miếng bỏ bụng giữa chốn thâm u, tĩnh mịch. May mắn, khi vòng sang địa phận tỉnh Hòa Bình thì gặp một quán ăn bình dân lèo tèo khách cũng như đồ ăn.
Nhờ bóng thủ đô
Tìm trở lại Yên Trung, chúng tôi gặp ông Đinh Công Tuân - Phó Chủ tịch UBND xã Yên Trung - người chúng tôi tìm đến ban sáng, những không gặp vì ông bận lên rẫy phát cây. Dù là ngày nghỉ, nhưng trông ông vẫn tất bật. Vừa tiếp chuyện chúng tôi, tay ông vẫn liến thoắng với chiếc rổ đan dở, hỏi, thì ông bảo: “Vẫn còn khó, nên phải tăng gia thôi chú ạ. Với lại tớ phải tranh thủ để lát còn lên huyện họp”.
Người dân đang dựng tạm lán chợ để tiện trao đổi hàng hoá (chứ không hẳn mua - bán) |
Khi hỏi đến tình hình xã sau hơn 4 năm sáp nhập về thủ đô, ông Tuân cho biết, nhờ được “bóng” Hà Nội mà cuộc sống của nhân dân ở xã đã bớt khó khăn, Chương trình 135 được triển khai rộng rãi, đến nay đường giao thông đã được mở rộng, đi lại thuận tiện. Đặc biệt, 100% dân trong xã đã có điện dùng, đã xóa được 100% nhà tranh vách nứa, dù rằng tính ổn định chưa cao. Tuy vậy, cũng theo ông Tuân, hiện xã vẫn còn 100 hộ nghèo, chiếm 13,3%, xã cũng chỉ mới thoát được hộ đói mấy năm mà thôi.
Dù không hỏi, nhưng chúng tôi cũng dễ đoán được phần nào nguyên nhân của sự nghèo đang tồn tại như là một biểu tượng khi nói về Yên Trung. Đó là việc người dân vẫn đi làm rẫy, thậm chí là vẫn giữ thói du canh du cư và không có nghề phụ. Tại xã chỉ có một doanh nghiệp đầu tư vào khu du lịch Thác Bạc - Suối Sao, nhưng không tạo được nhiều công ăn việc làm cho dân bản địa. Rồi ông Tuân kể cho chúng tôi nghe chuyện trẻ làng băng qua những cánh rừng đi học khó khăn như thế nào, ngày tết nơi đây thiếu thốn, đạm bạc ra sao... Tất cả đều tựu lại trong hai từ: Khốn khó. Rời nhà ông phó chủ tịch mà lòng chúng tôi nặng trĩu những suy tư...
Cơ sở hạ tầng tại đây, ngoài những gì được Nhà nước, thành phố đầu tư thì người dân vẫn còn thiếu thốn đủ thứ. Đơn giản như muốn đổ xăng, người dân phải lên mạn Hòa Bình hay xuôi về huyện, mà đi đường nào cũng mất tới hơn chục kilômét. Còn mua lẻ thì phải chịu cái giá cắt cổ: 26.000 đồng/lít mà chưa biết chất lượng xăng liệu có đảm bảo? Rồi cả một xã rộng bạt ngàn mà không có lấy một khu chợ cho tử tế. Khi chúng tôi đến, vài người dân nơi đây vẫn đang dựng tạm mấy cái cột, cái kèo, đắp lên vài phibrôximăng để làm một cái lán bán hàng trong khu đất mới được xã phê duyệt làm khu chợ. Thiết nghĩ, có phải do dân ở đây quá nghèo nên ít đi mua sắm, hay cuộc sống tự cung tự cấp của họ đã ăn vào máu nên không cần có một nơi tập trung buôn bán?
0 nhận xét
Đăng nhận xét