Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2014

Kiến trúc chùa bối khê

Chùa Bối Khê thờ đức thánh Bối Nguyễn Bình An, là quê của ông này, vốn tu ở chùa Trăm Gian (huyện Chương Mỹ). Bối Khê thuộc xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, chỉ cách Ba La Bông Đỏ chừng 10km, đi qua Bình Đà là rẽ vào đường 72, trên đường đi Thường Tín. Nếu đi từ đường QL1 rẽ vào có khi còn nhanh hơn. Các chùa ở Hà Tây cũ thường to đẹp, nhưng vì xung quanh công nghiệp hóa thần tốc nên bụi tứ tung. Bối Khê có tên là Đại Bi Tự, dựng từ đời Trần, đến nay vẫn còn giữ được một số kết cấu gỗ, đá và gạch của thế kỷ XIV-XV, vốn hiếm hoi ở VN. Hiện giờ thì người ta đã trùng tu gần như toàn bộ, tuy vậy đường nét chung cũng vẫn gợi lên vẻ cổ kính. Chùa có ngũ môn thật đồ sộ, cây đa cũng tham gia vào tạo phông cảnh cho hoàn thiện. Sau ngũ môn đến một con lạch có cầu bắc qua. Thì ra cái ngũ môn chỉ là phân chia không gian ước lệ tựa như một cái cổng làng. Nhà dân ở quây quần quanh chùa phía trong. Gác chuông và hai cổng ngách mới thực sự là tam quan ra vào chùa, gác chuông đã trùng tu lại có vẻ cứng quá. Mùa hè thì đây có sen với súng nở, được nhiều tay máy chụp khá diễm huyền. Những cây dừa ở đây gợi một cảm giác exotic, có lẽ vì dấu ấn miền Trung của chúng. Người ta cho rằng dừa vốn được mang ra Đại Việt cùng với các tù binh Chàm từ thế kỷ XII-XIII. Vùng phía Tây Thăng Long chạy từ Cầu Giấy qua Kẻ Sở, Đăm, lên đến Sơn Tây (tức vùng Hà Tây) vốn là đất lưu trú của tù binh Chàm. Đại khái có các câu như Lỗ mỗ như quan viên Kẻ Sở (ý chê người Chàm thấp kém, da đen, chân tay thô, tục lệ khó coi), rồi người Chàm lại giữ những tục thờ cúng Bà la môn tích hợp vào đạo Phật như kiểu linga-yoni ở chùa Bà Đanh (Vắng như chùa Bà Đanh)... khiến dân Việt thấy cần phải giáo hóa đám công dân hạng 2 này. Kết quả là kiến trúc và điêu khắc người Việt thừa hưởng được rất nhiều thành tựu rực rỡ, mang lại một đặc điểm khác biệt với ảnh hưởng Trung Hoa. Nhưng về sau khi đã chinh phục toàn bộ vương quốc Chàm thì ảnh hưởng Trung Hoa càng ngày càng thắng thế và dấu ấn Chàm mờ hẳn. Người ta vẫn nói, mỹ thuật đời Lý là mỹ thuật khởi nguyên thời tự chủ nhưng đã đạt được ngay phẩm chất cổ điển. Mỹ thuật đời Trần là bước tiếp nối. Chắc chẳn khẳng định được một điều là nhờ mỹ thuật Chàm mà nghệ thuật hai đời Lý-Trần có được kết quả đó. Có thể thấy ngay hình rồng đời Nguyễn trên bức cốn trên: tua tủa những râu và vân mây, chứ không thấy dáng vẻ chuyển động của con rồng. Hình thức cột và kẻ chuyền cũng là của thời Nguyễn, cầu kỳ hơn thời trước ở chỗ pha chế nhiều hình thức kết cấu: kẻ chuyền ko thẳng mà võng xuống làm dáng, cột sinh ra hình chum đá chân quỳ ở dưới. Các hoa văn dập lại các công thức tứ quý hóa long chứ không làm những diềm hoa cúc hay hoa sen như thời trước.

Chùa kênh

0 nhận xét

Đăng nhận xét

Bài viết xem nhiều